Cơ sở chuối Ngự Trần Luận (làng Đại Hoàng - nay là Xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ) xin gửi tới quý khách hàng báo giá chuối Ngự Đại Hoàng chuẩn 100% .
-----------------------------------------
Liên hệ mua hàng: 0988.999.525
Cửa hàng đại diện: 323 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Ngoài ra, quý khách có thể mua theo Buồng, theo nải và theo quả
Buồng chuối Ngự chín |
Buồng chuối Ngự xanh![]() Đặt trước 1 ngày |
Nải chuối chín |
Nải chuối xanh![]() Có sẵn tại Hà Nội Ăn được sau 2, 3 ngày |
Quả chuối chín![]() Đặt trước: 02 ngày Ăn luôn được |
Quả chuối xanh![]() Có sẵn tại Hà Nội Ăn được sau 2, 3 ngày
|
Quý khách hàng mua hàng xin vui lòng liên hệ:
Cơ Sở Cung cấp Chuối Ngự tiến vua: Trần Luận
Gia đình bác Trần Bá Luận
Địa chỉ : Thôn 2 - Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam
Điện thoại: 0988.999.525
Email:
Giới thiệu về chuối Ngự Đại Hoàng: Chuối Ngự “chuẩn” có nguồn gốc từ Làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân xưa, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được nhiều người biết đến bởi đây là quê hương của sông Châu. Đây là giống chuối ngon xếp đầu bảng trong hơn 30 giống chuối ở Việt Nam. Gọi là chuối Ngự vì xưa kia là chuối tiến vua, món ăn tráng miệng sau khi ngự thiện (Vua dùng bữa). Chuối Ngự quả chỉ bằng ngón tay cái, vỏ mỏng tang, nuột nà, ruột vàng ươm, ăn vào ngọt dịu, thơm nức mũi.
Sự tích
Tương truyền, loại chuối này có từ thời nhà Trần.Theo truyền thuyết chuối ngự xuất hiện ở Đại Hoàng từ đời nhà Trần khi vua Trần Ngự thuyền rồng từ kinh thành Thăng Long và yết kiến Thái Thượng Hoàng ở Phủ Thiên Trường (Nam Định) khi đi qua địa danh này đã được người dân trong vùng dâng biếu, Vua ăn thấy rất ngon nên quyết lựa chọn loại quả này làm món tráng miệng hằng ngày và tên chuối ngự có từ đó.
Các triều Trần, Lê kinh đô đóng ở Thăng Long, việc đưa chuối đi tiến vua bằng thuyền tương đối dễ dàng. Đến thời Nguyễn kinh đô ở Huế, đường xa thăm thẳm, người ta phải dùng ngựa để thồ chuối. Mỗi con ngựa chỉ thồ hai buồng, lấy lá tươi quấn kỹ từng buồng.
Lý trưởng hay Chánh tổng đi theo đoàn ngựa với một người của quan phủ, quan huyện, chừng năm đến sáu ngày thì mới vào tới kinh đô. Sau mỗi chuyến đi như thế, ông Lý hoặc ông Chánh được vua ban sắc phong cho chức cửu phẩm. Đến đời Tự Đức vì chiến tranh loạn lạc, nhà vua bỏ lệ tiến cống.