Bật mí tác dụng tuyệt vời của vitamin KVitamin K là gì? Những công dụng to lớn mà loại vitamin này đem đến cho sức khỏe con người mà bạn chưa biết đến. Những đối tượng nào cần bổ sung và bổ sung với hàm lượng bao nhiêu, như thế nào?  Mời các bạn cùng tìm hiểu 

Vitamin K là gì?

Vitamin K là gì

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Bởi lẽ, đây là thành phần không thể thiếu trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX và X. Thiếu vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng máu không thể đông, từ đó dẫn đến xuất huyết nặng, thậm chí tử vong.

Vitamin K được chia thành 2 loại: Vitamin K tự nhiên và vitamin K nhân tạo.

Vitamin K tự nhiên có 2 loại: Vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone), trong đó, vitamin K1 có nhiều trong thực phẩm tự nhiên và vitamin K2 được tạo ra bởi các vi khuẩn đường ruột.

Vitamin K nhân tạo gồm 3 loại K3, K4 và K5, trong đó vitamin K3 (menadione) được sử dụng làm thuốc tuy nhiên lại có nhiều độc tính đối với cơ thể.

Xem thêm: Vitamin B6 có tác dụng gì?

Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Cần phải bổ sung vitamin K thường xuyên đối với những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt cao như:

Người mắc các bệnh đường ruột: Do khó khăn trong việc hấp thu vitamin K cũng như những loại vitamin khác. Gặp trong: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, rò rỉ ruột hoặc người phẫu thuật cắt đoạn ruột.

Người ăn kiêng: thức ăn hàng ngày là nguồn bổ sung vitamin K chủ yếu cho cơ thể. Việc ăn uống kiêng khem dẫn đến nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin K

Những trường hợp bỏng nặng.

Những người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, chống đông, thuốc hạ mỡ máu.

Những người mắc bệnh gan, mật, nhạy cảm với gluten.

Người mắc bệnh gan mặt cần bổ sung vitamin K

Công dụng của vitamin K

Vitamin K giúp bảo vệ tim mạch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào nội mô mạch máu, giúp chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Vitamin K2 kích hoạt protein osteocalcin, giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào xương từ đó tăng cường sự phát triển khung xương đối với trẻ em và phòng tránh loãng xương, mất xương đối với người trung niên và cao tuổi.

Vitamin K giúp điều trị các vấn đề về da như: mụn trứng cá, mụn bọc, vết sẹo, rạn da, bầm tím, hỗ trợ giảm đáng kể tình trạng suy giãn tĩnh mạch trên da.

Vitamin K còn được sử dụng nhiều trong phẫu thuật để giảm sưng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Hàm lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể

Lượng Vitamin K cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Theo khuyến cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ, lượng vitamin K cần bổ sung hàng ngày như sau:

Trẻ 0 - 6 tháng: 2.0 mcg/ngày

Trẻ 7 - 12 tháng: 2.5 mcg/ngày

Trẻ 1 - 3 tuổi: 30 mcg/ ngày

Trẻ 4 - 8 tuổi: 55 mcg/ngày

Trẻ 9 - 13 tuổi: 60 mcg/ngày

Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi: 75 mcg/ngày

Người trưởng thành: 90 mcg/ ngày

Tùy thuộc vào nhu cầu khuyến nghị theo từng độ tuổi để có kế hoạch bổ sung vitamin K cho phù hợp. Bởi lẽ, việc cung cấp thiếu hoặc thừa đều gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.

Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu vitamin K

Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu vitamin K

Việc cung cấp thiếu so với nhu cầu vitamin K cần thiết có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sau:

Xuất huyết: đây là ảnh hưởng nặng nề nhất, thiếu vitamin K có thể gây xuất huyết cả trong và ngoài cơ thể, nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh về tim mạch, điển hình là xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Ung thư: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân ung thư, việc bổ sung thiếu vitamin K trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,…

Loãng xương ở người cao tuổi, những người trên 40 tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh, thiếu vitamin K là nguyên nhân chủ yếu gây nên xuất huyết não, khuyết tật về xương, mũi, tay, chân, thần kinh,… Do đó, trẻ sơ sinh cần được tiêm 1 mũi vitamin K ngay sau khi trẻ ra đời.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vai trò, tác dụng của vitamin K đối với cơ thể. Hi vọng bài biết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến loại vitamin quan trọng này. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Related Articles

Tuyệt chiêu làm cá bạc má kho ...
Tuyệt chiêu làm cá bạc má kho ...

Cá bạc má là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được dùng thường xuyên trong bữa cơm hằng ngày của gia đình. Ngoài chiên, hấp thì bạn có thể chế biến cá bạc má th...

PLG_CONTENT_JVRELATIVES_SHOW_NUMHITS hoang1

Quy trình trồng chuối Ngự tiến...
Quy trình trồng chuối Ngự tiến...

Ngoài bán chuối Ngự, chúng tôi hỗ trợ cung cấp cả cây giống chuối Ngự cho bà con các vùng miền mua về trồng. Dưới đây là hướng dẫn trồng chuối Ngự, bà con vui l...

PLG_CONTENT_JVRELATIVES_SHOW_NUMHITS Huong dan trong chuoi

Hạ huyết áp với chuối chín, bạ...
Hạ huyết áp với chuối chín, bạ...

Cao huyết áp là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Bạn có biết, chỉ với việc bổ sung chuối chín vào chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể giảm chỉ số huyế...

PLG_CONTENT_JVRELATIVES_SHOW_NUMHITS hoang1

Chuối luộc và những công dụng ...
Chuối luộc và những công dụng ...

Chuối là một loại quả có nhiều dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Nó có thể bổ sung nhiều nguồn năng lượng rất tốt cho sức khỏe. Chuối giàu dinh dưỡng ...

PLG_CONTENT_JVRELATIVES_SHOW_NUMHITS hoang1

Trứng ngỗng - 70k/quả
Trứng ngỗng - 70k/quả

Trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng khá tốt, có thể sử dụng bổ sung vitamin A, sắt và năng lượng trong bữa cơm hàng ngày. Giá trứng ngỗng - 70k/quả  Dinh d...

PLG_CONTENT_JVRELATIVES_SHOW_NUMHITS quyen

// Zalo support
Chat Zalo
0988.999.525
1
Bạn cần hỗ trợ gì?