Trái Bòn Bon chín vàng ở núi Cấm - Khung cảnh thật hùng vĩNúi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, một ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn. Khí hậu trên núi chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25 độ C. Lên núi Cấm, ngoài việc tham quan ngoạn cảnh, du khách còn được thưởng thức hương vị thơm tho, ngọt ngào của các loại xoài, mít, dâu, chuối, sầu riêng, bơ, mãng cầu

Nhiều vườn dâu bòn bon trái sum suê trên núi Cấm ở Thất Sơn, An Giang, đang vào mùa chín.

Dâu núi Cấm trái no tròn, màu vàng rực hoặc xanh tươi mơn mởn, nhưng phần lớn là dâu chua (có người gọi là dâu rừng), phải đợi đến lúc mưa nhiều dâu mới ngọt dần. Do trái chua, giá trị kinh tế không cao nên nông dân đã dần dần chuyển đổi cây trồng, chọn những giống ngon, đặc sản như dâu bòn bon để nhân giống.

BonBon.jpg

Tìm hiểu thêm về Đặc sảnvùng miền khác tạiĐặc sản ba miền nhé !

Một trong những người đi đầu cải tạo vườn rừng, trồng dâu bòn bon trên núi Cấm là ông Trịnh Ngọc Còn ở ấp Vồ Đầu, nơi có độ cao 716 mét mà nhiều người thường gọi là “nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Còn cho biết, lúc đầu ông trồng rừng và nhiều loại cây ăn trái như xoài, mít, mãng cầu, đu đủ… nhiều nhất là tiêu và tre Mạnh Tông. Từ khi tuyến đường lên núi Cấm mở rộng, khách hành hương ngang qua vườn nhà ông ngày càng đông. Việc giao thương mua bán và vận chuyển hàng hóa xuống núi cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó, ông đã mạnh dạn chuyển dịch cây trồng, chọn cây dâu bòn bon, vừa thích nghi với khí hậu núi rừng, vừa có giá trị kinh tế để có đủ sức cạnh tranh với thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính.

Ban đầu ông Còn trồng thử nghiệm 100 gốc ghép. Sau 2 năm chăm sóc, cây đã phát triển ngoài sự mong ước của ông. Vào mùa khô hạn, trời nắng nóng lại thiếu nước tưới nhưng cây vẫn xanh tươi nhờ ban đêm trời lạnh, sương nhiều. Bước sang năm thứ ba, thứ tư cây đã bắt đầu ra hoa và cho trái, vừa to, vừa đẹp, ăn vào ngon ngọt, đậm đà.

Chị Nguyễn Thị Bích Thủy nhà ở gần chùa Phật Lớn cũng có một vườn dâu gồm dâu rừng và dâu bòn bon, sản lượng mỗi năm trên 3 tấn, thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng. Trên núi Cấm còn rất nhiều hộ trồng dâu.

Dâu bòn bon khi chín vỏ màu vàng, cũng có loại xanh, còn gọi là dâu da xanh. Bình quân mỗi gốc dâu hái được 100 kg một năm, giá bán tại chỗ từ 4.000 đến 10.000 đồng một kg, tùy theo thời điểm. Tuy hiệu quả không cao nhưng đối với bà con miền núi đó là số tiền rất có ý nghĩa.

// Zalo support
Chat Zalo
0988.999.525
1
Bạn cần hỗ trợ gì?